Top 6 lý do tại sao chúng ta không nên Multitasking khi làm việc

  • 82 views
Top Share

03-07-2025 Huy

Bạn có bao giờ cảm thấy dù mình đã làm việc cả ngày, chạy deadline không ngừng nghỉ, mở chục tab trình duyệt, họp Zoom hay trả lời email liên tục,… nhưng đến cuối ngày lại không nhớ rõ mình thực sự đã làm được gì hay chưa? Trong một môi trường làm việc đang ngày càng trở nên gấp gáp hơn, Multitasking hay còn gọi là làm việc đa nhiệm dường như đã trở thành một “chuẩn mực” cho sự bận rộn. Nhưng liệu chuẩn mực ấy có thật sự hiệu quả hay không, hay nó chỉ đơn giản là một chiếc bẫy tinh thần khiến ta cảm thấy năng suất trong khi thực tế lại đang bị chính sự đa nhiệm này bào mòn từng chút một?

6

Tạo ra môi trường làm việc độc hại

Vote
100%
Tạo ra môi trường làm việc độc hại

Tập trung tuyệt đối trong thế giới ồn ào

Nghe có vẻ vô lý, nhưng văn hóa multitasking cũng góp phần khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng và thiếu hiệu quả. Khi ai cũng cố làm nhiều việc cùng lúc, ai cũng phản hồi email trễ hoặc đưa ra những câu trả lời hời hợt và sai sót thì cả team sẽ trở nên rối ren, mất lòng tin vào nhau và... sớm muộn gì cũng sẽ có người “rời đi”.

Làm việc đơn nhiệm hay không chỉ giúp cá nhân hiệu quả hơn, mà còn tạo ra văn hóa tập trung, chuyên sâu và biết tôn trọng thời gian của người khác.

Multitasking không phải là “kẻ thù” của chúng ta, nhưng nó cũng không phải là một người bạn thân “đáng quý” trong môi trường công sở hiện đại. Trong một thế giới mà sự tập trung đang dần trở nên khan hiếm như vàng ròng, kĩ năng làm việc đơn nhiệm cùng khả năng tập trung cao độ sẽ trở thành món “vũ khí bí mật” giúp bạn vượt lên trên đám đông. Và đặc biệt hơn cả là khi bạn làm việc gì đó một cách thật sự trọn vẹn, bạn sẽ không chỉ làm nó nhanh hơn mà còn tạo ra kết quả có chiều sâu hơn. Bởi cuối cùng, chẳng ai nhớ bạn đã chạy bao nhiêu tab cùng lúc. Người ta chỉ nhớ bạn vì một dự án tốt, một giải pháp hay hay một kế hoạch tỉ mỉ. Và những điều đó không đến từ một tâm trí chia năm xẻ bảy mà đến từ một sự tập trung đủ lâu, đủ sâu để chạm được vào bản chất của một sự vật nào đó.