Top 13 món ăn ngon nổi tiếng của Hàn Quốc
- 27 views
Ẩm thực Hàn Quốc từ lâu đã quá quen thuộc với người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ. Những món ăn Hàn Quốc cuốn hút người dùng bởi sự thơm ngon, bổ dưỡng và thể hiện rõ nét đẹp của văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay của người bản địa. Bên nh đó, nó cũng cho thấy một nền ẩm thực phong phú đa dạng mà đặc sắc của người Hàn Quốc. Dưới đây là những món ăn nổi tiếng của xứ sở Kimchi mà bạn nên thử nếu có dịp đến đất nước này.
1
Cơm trộn Hàn Quốc - Bibimbap

Là một trong những món ăn truyền thống phổ biến cũng như được ưa thích ở xứ Hàn và đã trở thành một món ăn thu hút giới trẻ. Món ăn này không chỉ hấp dẫn bởi hương vị hài hòa mà còn bởi màu sắc bắt mắt, phản ánh triết lý ẩm thực cân bằng âm – dương và ngũ hành trong văn hóa Hàn Quốc.
Bibimbap thường được trình bày rất đẹp mắt với sự kết hợp của nhiều màu sắc rực rỡ, tượng trưng cho triết lý ngũ sắc chứa năm sắc màu truyền thống trong ẩm thực của xứ sở Kim Chi gồm trắng của cơm, vàng của trứng, xanh của rau, đỏ của tương ớt và nâu của thịt. Điều này không chỉ làm món ăn trở nên hấp dẫn về mặt thị giác mà còn thể hiện sự cân bằng về dinh dưỡng.
Món cơm trộn này thường được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu được sắp xếp đẹp mắt trên bát cơm trắng, sau đó trộn đều với nhau khi ăn. Những thành phần phổ biến gồm cơm trắng được xem là nền tảng của món ăn. Các loại rau ăn trong cơm trộn thường thường được xào hoặc chần sơ với chút gia vị nhẹ nhàng và rất phong phú như dưa chuột, cà rốt, rau bina, giá,… Thịt được sử dụng cho món ăn phổ biến nhất là thịt bò (thường là thịt bò xào hoặc thịt bò sống tẩm ướp Yukhoe). Ngoài ra, có thể dùng thịt heo, gà, hải sản hoặc đậu phụ cho phiên bản chay. Trứng thường là trứng ốp la lòng đào hoặc trứng chiên thái sợi, đặt ở giữa bát cơm. Đặc biêt, tương ớt Gochujang được xem là linh hồn của món Bibimbap, tạo nên hương vị cay nồng, mặn ngọt đặc trưng. Tương Gochujang thường được trộn thêm dầu mè, tỏi băm, đường, giấm... để tăng thêm độ hấp dẫn. Ngoài ra, dầu mè và hạt vừng rang cũng được thêm vào để tạo mùi thơm đặc trưng và vị béo ngậy cùng với đó là những món ăn kèm không thể thiếu như Kim chi, rong biển khô,...Trước khi ăn tất cả nguyên liệu sẽ được trộn đều với nước sốt làm từ ớt giúp các hương vị hòa quyện vào nhau, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Các nguyên liệu mang nhiều màu sắc bắt mắt hoà quyện cùng nhau rất hấp dẫn du khách.
Món ăn này được đánh giá là cân bằng và lành mạnh, kết hợp các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất xơ, và chất béo lành mạnh. Tùy theo cách chế biến, Bibimbap có thể phù hợp với nhiều chế độ ăn khác nhau, từ giảm cân đến ăn chay. Ngày nay, Bibimbap không chỉ phổ biến ở Hàn Quốc mà còn được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới như một biểu tượng của ẩm thực Hàn Quốc. Bibimbap thể hiện nét văn hóa hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa các loại thực phẩm với màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Đây là món ăn thường được dùng trong các dịp đặc biệt hoặc lễ hội, thể hiện sự đoàn kết và chia sẻ trong cộng đồng. Với sự kết hợp hài hòa về màu sắc, hương vị và dinh dưỡng, Bibimbap là một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi và sở thích.
2
Cơm cuộn Hàn Quốc - Kimbap

Được xem là món ăn Hàn Quốc quen thuộc của các tín đồ đam mê ẩm thực Hàn với đầy đủ chất dinh dưỡng và rất thích hợp cho những buổi dã ngoại hay mang đi xa. Món ăn này được tạo nên từ sự kết hợp giữa cơm và các nguyên liệu khác cuộn trong lá rong biển, sau đó cắt thành khoanh tròn đẹp mắt. Dù có hình thức tương tự như sushi của Nhật Bản, kimbap là món ăn riêng biệt của Hàn Quốc, thường sử dụng cơm đã trộn dầu mè thay vì giấm, và phần nhân thường chín hoàn toàn.
Thành phần cơ bản của Kimbap bao gồm cơm thường là gạo trắng hạt ngắn, được nấu chín và trộn với dầu mè, muối và đôi khi là mè rang. Lá rong biển là lớp vỏ bên ngoài để cuộn cơm và nhân. Kimbap rất linh hoạt về nhân, tùy thuộc vào sở thích và sự sáng tạo. Một số loại nhân phổ biến bao gồm: rau, thịt bò, trứng, xúc xích,…Kimbap thường được ăn kèm với kim chi hoặc củ cải muối, đôi khi có thêm tương ớt hoặc sốt mayonnaise để chấm. Ngoài ra, Kimbap có rất nhiều biến thể, tùy thuộc vào nguyên liệu và cách chế biến như Kimbap cá ngừ, Kimbap chay, Kimbap tam giác,...
Đầu tiên sẽ sơ chế các loại rau củ, chiên trứng, xào thịt (nếu có), thái sợi các nguyên liệu. Cơm sau khi nấu chín được xới ra tô, trộn đều với dầu mè, muối và mè rang. Tiếp theo trải lá rong biển lên một tấm mành tre, dàn đều cơm lên khoảng 2/3 lá rong biển, để lại một khoảng trống ở mép trên sau đó xếp các loại nhân theo chiều ngang ở giữa phần cơm và dùng mành tre cuộn chặt tay từ dưới lên trên. Sau khi cuộn xong, phết một lớp dầu mè mỏng bên ngoài cuộn Kimbap để tạo độ bóng và thơm, sau đó cắt thành từng khoanh vừa ăn. Món ăn mang đến một màu sắc sống động và tất cả nguyên liệu kết hợp hài hoà với nhau tạo nên một hương vị đậm đà hấp dẫn thực khách.
Đây là món ăn rất dân dã dễ thực hiện được nhiều người ưa thích từ học sinh, nhân viên hay xuất hiện trong những nhà hàng sang trọng và có thể chinh phục mọi khẩu vị kể cả những người khó tính nhất.
3
Kimchi

Là một món ăn truyền thống nổi tiếng và là biểu tượng của ẩm thực Hàn Quốc. Nó không chỉ là một món ăn kèm thông thường mà còn là một phần không thể thiếu trong hầu hết các bữa ăn của người Hàn.
Kimchi là một món ăn lên men được làm từ các loại rau củ (thường là cải thảo hoặc củ cải trắng) và được nêm nếm với nhiều loại gia vị đặc trưng như bột ớt gochugaru, tỏi, gừng, hành lá, củ cải, và đôi khi có thêm hải sản muối như tép hoặc cá cơm. Quá trình lên men mang lại cho Kimchi hương vị chua dịu, cay nồng, mặn mà và umami đặc trưng. Đặc biệt, ớt bột Hàn Quốc đem đến cho món ăn một vị chua cay rất hấp dẫn đặc trưng cùng với sắc đỏ siêu bắt mắt nên rất hợp khẩu vị của đa số khách du lịch.
Rau củ dùng để làm Kimchi sẽ được ngâm trong nước muối hoặc trộn muối trực tiếp để loại bỏ nước, giúp rau giòn hơn và dễ bảo quản. Sau đó, trộn đều bột ớt, tỏi, gừng, nước mắm, tép muối, hành lá, củ cải và các gia vị khác để tạo thành hỗn hợp gia vị rồi trộn hoặc phết đều vào từng lá rau củ đã muối được rửa sạch. Kimchi được bảo quản trong các chum sành hoặc hộp kín ở nhiệt độ phù hợp để quá trình lên men diễn ra. Thời gian và nhiệt độ lên men sẽ ảnh hưởng đến độ chua và hương vị của Kimchi.
Hàn Quốc có rất nhiều loại Kimchi khác nhau, tùy thuộc vào vùng miền, nguyên liệu và mùa vụ. Một số loại phổ biến bao gồm: Kimchi cải thảo, Kimchi của cải non, Kimchi dưa chuột,...Kim chi giúp giữ ấm tốt cũng như giảm bớt được cái lạnh nhờ có vị cay nóng nên rất được ưa chuộng vào mùa đông, đặc biệt mỗi dịp Tết đến. Ngoài ăn sống thì kim chi có thể được chế biến thành những món ăn khác như canh kim chi cải thảo, cơm rang kim chi,…
Kimchi là linh hồn của ẩm thực Hàn Quốc, thường xuất hiện trong mọi bữa ăn. Không chỉ là một món ăn mà Kimchi còn là biểu tượng văn hóa, sự gắn kết gia đình và tinh thần kiên cường của người Hàn Quốc. Ngày nay, Kimchi được yêu thích và phổ biến trên toàn cầu và đã trở thành biểu tượng giao lưu văn hóa của Hàn Quốc.
4
Bánh gạo cay - Tokbokki

Là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng và đặc trưng ở Hàn Quốc gắn liền với kỷ niệm tuổi học trò, cuộc sống đô thị, và được xem như một phần không thể thiếu trong văn hóa ăn nhanh Hàn Quốc. . Tokbokki có nguồn gốc là một món ăn cung đình truyền thống của Hàn Quốc tên là tteok jjim.
Bánh gạo là thành phần chính của món ăn này được làm từ được làm từ bột gạo hoặc bột mì, nặn thành những thanh tròn dài hình trụ sau đó cắt thành từng khúc vừa ăn có độ dẻo, dai đặc trưng nấu cùng với thịt, trứng, rau cùng với nước sốt cay nồng, đậm đà và đôi khi cũng được nấu chung cùng chả cá, trứng,… Khi sơ chế bánh gạo nếu dùng bánh gạo khô thì cần ngâm nước cho mềm còn bánh gạo tươi thì không cần ngâm. Nước sốt được xem là "linh hồn" của món ăn, thường được làm từ tương ớt Gochujang giúp mang lại màu đỏ đẹp mắt và vị cay nồng đặc trưng, bột ớt Gochugaru làm tăng thêm độ cay và màu sắc. Nước dùng để làm sốt thường là nước dùng cá cơm hoặc rau củ. Ngoài ra còn có đường, tỏi, nước tương, siro ngô (corn syrup) để tạo vị ngọt, mặn, đậm đà. Tất cả nguyên liệu được hòa tan vào một nồi rồi đun sôi. Khi sốt sôi, cho bánh gạo vào đun sau đó thêm chả cá, bắp cải, hành tây và các loại topping khác vào. Đun lửa vừa và khuấy đều cho đến khi bánh gạo mềm, ngấm sốt và nước sốt sánh lại. Múc Tokbokki ra đĩa, có thể rắc thêm vừng rang hoặc hành lá thái nhỏ để trang trí và tăng hương vị.
Vị cay cay của nước sốt đỏ cam đẹp mắt được làm từ bột ớt đã tạo nên mùi vị đặc trưng chua cay mặn ngọt vô cùng hấp dẫn cùng với mùi thơm của bánh gạo đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của món ăn này khiến các du khách không thể cưỡng lại được. Từ một món ăn chỉ được phục vụ giành riêng cho hoàng tộc nhưng trải qua từng thời kì bánh gạo cay tokbokki dần dần đã trở thành một món ăn đường phố phổ biến quen thuộc với nhiều người và hiện nay để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách đã có thêm nhiều loại bánh nếp khác nhau để có thể đáp ứng.
Tokbokki không chỉ là một món ăn nhanh mà còn là một phần quan trọng của văn hóa ẩm thực đường phố Hàn Quốc, mang đến trải nghiệm vị giác đầy thú vị và là món ăn yêu thích của nhiều người trên thế giới.
5
Mỳ tương đen - Jjajangmyeon

Mì tương đen Hàn Quốc hay còn gọi là mì Jajangmyeon là một món ăn độc đáo của Hàn Quốc và với màu sắc độc đáo rất riêng của mình, món ăn này đã thu hút một lượng lớn các tín đồ ẩm thực trong và ngoài nước. Ở Hàn Quốc món ăn này mang ý nghĩa về sự cường thịnh vượng, sức khỏe, trường sinh và là biểu tượng của văn hoá ẩm thực.
Điều làm nên thành công của món ăn này chính là nước sốt được làm từ caramel, đậu nành rang với các phụ liệu như bí, tỏi, thịt hoặc hải sản,… được băm nhỏ. Để làm sốt thì đầu tiên sẽ rang sơ hoặc xào tương Chunjang với dầu ăn để giảm bớt vị đắng và tăng hương vị. Sau đó phi thơm hành tây, sau đó cho thịt heo vào xào săn rồi thêm các loại rau củ thái hạt lựu vào xào cùng cho đến khi chín tới. Tiếp theo sẽ ổ Chunjang đã rang vào chảo, đảo đều với thịt và rau củ rồi thêm nước dùng và đun sôi. Cuối cùng, pha loãng bột bắp với một chút nước rồi từ từ cho vào sốt, khuấy đều cho đến khi sốt sánh lại và có độ bóng đẹp và nêm nếm thêm đường và các gia vị khác cho vừa ăn.
Mì tương đen được làm thủ công hoàn toàn từ bột lúa mì trắng và có đặc điểm to, dai và béo như mì sợi mì Ý. Mì sẽ được luộc trong nước sôi cho đến khi chín tới và dai sau đó vớt ra, xả qua nước lạnh để mì không bị dính vào nhau và giữ được độ dai. Sợi mì sau khi được làm chín sẽ được trộn cùng nước sốt tương đen sánh mịn và ăn cùng với trứng, rau củ và thịt heo mềm. Món này thường ăn kèm với kimchi, củ cải vàng ngâm hoặc dưa chuột cắt sợi để cân bằng vị béo và mặn của sốt.
Jjajangmyeon không chỉ là một món ăn mà còn là một phần ký ức tuổi thơ của nhiều người Hàn Quốc, gắn liền với những buổi tiệc nhỏ, những chuyến đi chơi hoặc đơn giản là những bữa ăn nhanh nhưng đầy ắp hương vị.
Phù hợp với bạn
17-07-2025 Nhu Phuong Dang
18-07-2025 Nhu Phuong Dang
16-07-2025 Nhu Phuong Dang
18-07-2025 Nhu Phuong Dang
24-06-2025 Hồ Quân