Hoa Kỳ là một quốc gia với nền công nghiệp điện ảnh vô cùng phát triển với thiên đường điện ảnh nổi tiếng thế giới: Hollywood. Có rất nhiều những bộ phim của điện ảnh Hoa Kỳ trong thập niên 20 tạo nên được tiếng vang vô cùng lớn trên thế giới. Những bộ phim ấy nổi tiếng một phần lớn là nhờ một chất rất Mỹ, rất phóng khoáng, hiện đại, cùng công nghê tiên tiến làm nên tên tuổi của họ. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu top 10 bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Mỹ thế kỷ 20 nhé!
1 Công dân Kane (1941)
Trích đoạn phim Công Dân Kane
Công dân Kane (tiếng Anh: Citizen Kane) là một bộ phim Mỹ của đạo diễn Orson Welles công chiếu năm 1941. Đây là tác phẩm đầu tiên do Orson Welles đạo diễn, ông cũng là đồng tác giả kịch bản phim với Herman J. Mankiewicz. Công dân Kane là bộ phim tiểu sử giả tưởng về ông trùm báo chí Charles Foster Kane, một nhân vật được xây dựng dựa trên cuộc đời của ông trùm truyền thông Hoa Kỳ William Randolph Hearst cùng nhiều chi tiết từ cuộc đời của chính Orson Welles. Vì lý do này nên sau khi phim được công chiếu, Hearst đã cấm các báo thuộc quyền sở hữu của mình đề cập tới bộ phim. Là một thất bại về mặt thương mại, Citizen Kane cũng không được giới phê bình phim đón nhận nồng nhiệt vào thời điểm công chiếu. Tuy nhiên trải qua thời gian, bộ phim ngày càng được đánh giá cao và nó luôn đứng ở nhóm đầu trong hầu hết các cuộc bình chọn những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh.
Bộ phim kể về cuộc đời của nhân vật giả tưởng Charles Foster Kane, ông trùm báo chí của Hoa Kỳ và là một trong những người giàu nhất thế giới. Được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cuộc đời Charles Foster Kane thay đổi khi người ta phát hiện được một mỏ vàng lớn trong phần đất do bà mẹ của Kane thừa kế. Để đảm bảo cho con trai có một tương lai vững chắc, mẹ của Kane bắt cậu rời gia đình để tới sống với người bảo hộ là Walter Parks Thatcher, một người kinh doanh ngân hàng. Khi tới tuổi trưởng thành, Charles Fosster Kane dùng số tiền thừa kế khổng lồ để xây dựng nên một đế chế báo chí hùng mạnh với sự giúp đỡ của hai người cộng sự là ông Bernstein và Jedediah Leland. Tuy thành công trong sự nghiệp nhưng Kane lại thất bại trong cuộc sống gia đình khi ông phải ly dị vợ 2 lần và cuối cùng sống tuổi già trong tư dinh Xanadu mà không có người thân thích chăm sóc. Charles Foster Kane qua đời trong cảnh cô đơn tại Xanadu, từ cuối cùng ông thốt lên trước khi chết là "Rosebud".
2 Bố già (1972)
Review phim Bố Già
Bố già (tiếng Anh: The Godfather) là một bộ phim hình sự sản xuất năm 1972 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo và do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone trong khoảng 10 năm từ 1945 đến 1955. Bộ phim có dàn diễn viên nổi tiếng gồm Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton và James Caan. Đây được xem là một trong những bộ phim có dàn diễn viên hùng hậu nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, với bốn diễn viên chính là Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall và Diane Keaton đều từng dành giải Oscar cho diễn viên chính xuất sắc nhất.
Phim bắt đầu bằng cảnh đám cưới của Connie Corleone, con gái duy nhất của ông trùm Vito Corleone với Carlo Rizzi vào cuối mùa hè năm 1945 ở Long Island, New York. Vì phong tục "không người Sicilia nào được từ chối những đề nghị vào ngày cưới của con gái họ", Vito Corleone, thường được bạn bè và người cộng tác gọi là "Bố già", cùng với người cố vấn (cũng là con nuôi) Tom Hagen phải ngồi nghe những thỉnh cầu từ bạn bè và đối tác làm ăn. Cùng lúc đó, con trai út của nhà Corleone, Michael, người vừa trở về sau chiến tranh với tư cách một anh hùng, kể cho bạn gái của anh là Kay Adams những giai thoại về cuộc đời tội ác của cha mình và cam đoan với cô rằng anh không giống với gia đình mình.
Sau đó, Connie đối mặt với Michael và buộc tội anh trai đã giết chồng mình. Kay chất vấn Michael về lời buộc tội của Connie, nhưng anh từ chối trả lời. Kay cố nài nỉ và cuối cùng Michael phải nói dối rằng anh không hề liên quan tới cái chết của Carlo, Kay tin vào lời nói của chồng. Ở cảnh kết phim, Kay thấy Clemenza và caporegime mới của gia đình Corleone, Rocco Lampone, đang bày tỏ sự kính trọng với Michael, hôn tay anh và gọi anh là "Don Corleone". Cánh cửa đóng lại, Kay nhận ra rằng Michael đã trở thành Bố già mới.
3 Cuốn theo chiều gió (1939)
Trích đoạn phim Cuốn theo chiều gió
Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) (1939) là bộ phim Mỹ, thuộc thể loại phim chính kịch-lãng mạn-sử thi, được phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936. Phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Bộ phim được quay ở miền Nam nước Mỹ trong thời gian xảy ra nội chiến. Các diễn viên chính bao gồm: Clark Gable, Vivien Leigh, Leslie Howard, Olivia de Havilland và Hattie McDaniel. Nội dung của phim xoay quanh cuộc nội chiến Mỹ và thời kì tái thiết nhìn từ quan điểm của một người Mỹ da trắng ở miền Nam.
Ra mắt năm 1939, Gone With the Wind vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest. Bộ phim đoạt 9 giải Oscar vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử chiếu bóng Anh Quốc. Kể từ khi được phát hành năm 1939, "Cuốn theo chiều gió" đã mang lại 3.4 tỷ đô la, vẫn kém so với con số 4 tỷ đô la doanh thu phòng vé mà Titanic kiếm được, tính đến thời điểm này).
Với độ dài ba giờ bốn mươi phút và bốn phút nghỉ giữa các phần, Cuốn theo chiều gió là bộ phim Mỹ có lồng tiếng dài nhất từng được thực hiện tính đến thời điểm hiện tại.
4 Lawrence xứ Ả Rập (1962)
Trích đoạn phim Lawrence xứ Ả Rập
Lawrence xứ Ả Rập (tiếng Anh: Lawrence of Arabia) là một bộ phim sử thi năm 1962 của Anh do Anh và Hoa Kỳ đồng làm phim, dựa trên cuộc đời của đại tá T. E. Lawrence. Đạo diễn David Lean, nhà sản xuất người Áo Sam Spiegel (hãng Horizon Pictures) của Anh), biên kịch Robert Bolt và Michael Wilson. (Lean và Spiegel cũng cùng hợp tác trong Cầu sông Kwai), vai nam chính Peter O'Toole. Bộ phim thường được xem như một trong những tác phẩm điện ảnh vĩ đại nhất trong lịch sử. Phần âm nhạc bởi Maurice Jarre, Super Panavision 70 và quay phim Freddie Young cũng đều được đánh giá rất cao.
Bộ phim xoay quanh cuộc sống của nhân vật lịch sử có thật T. E. Lawrence tại Ả Rập thời thế chiến I, đặc biệt là trận tấn công của ông vào Aqaba, Damascus và sự tham gia của ông vào Hội đồng Quốc gia Arab (ANC). Lawrence còn trải qua cuộc giằng xé lương tâm khi chứng kiến bạo lực trong chiến tranh, sự tàn bạo của quân Thổ và số phận của những bộ lạc sống trên sa mạc yếu ớt, về bổn phận với quốc gia và về nhận thức bản thân mình là ai.
Phim bắt đầu bằng cảnh Lawrence như một thường dân lái xe mô tô xuống một con đường nông thôn hẹp ở Anh và bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong khi ông cố tránh va chạm với hai người đi xe đạp. Tang lễ của ông diễn ra tại nhà thờ Thánh Paul. Các phóng viên cố tìm hiểu về người đàn ông bí ẩn này từ những người biết về ông, nhưng họ chỉ thu được rất ít thông tin. Sau đó, phim đưa khán giả trở lại Cairo trong Thế chiến I, Lawrence đang là một trung úy trong quân đội viễn chinh Anh và nổi tiếng nhờ sự ngạo mạn và kiến thức về bộ lạc Bedouin. Dù bị tướng Murray (Donald Wolfit) nghi ngờ về năng lực, anh vẫn được ông Dryden (Claude Rains) của văn phòng Ả Rập gửi đến giúp ông Hoàng Feisal (Alec Guinness) trong cuộc nổi dậy chống lại quân Thổ, đồng minh của Đức.
5 Casablanca (1942)
Nhạc trong phim Casablanca
Casablanca là một bộ phim chính kịch lãng mạn của Hoa Kỳ năm 1942. Phim do đạo diễn Michael Curtiz dàn dựng, dựa trên kịch bản sân khấu Everybody Comes to Rick's của Murray Burnett và Joan Alison. Phim có diễn xuất của Humphrey Bogart, Ingrid Bergman, Paul Henreid, Claude Rains, Conrad Veidt, Sydney Greenstreet, Peter Lorre và Dooley Wilson. Lấy bối cảnh giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, Casablanca đề cập tới một người đàn ông bị giằng xé bởi lựa chọn khó khăn giữa tình yêu dành cho một người phụ nữ và trách nhiệm giúp cô cùng chồng—là một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc—thoát khỏi Maroc, lúc này thuộc quyền quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã.
Nhà dựng phim Irene Diamond đã thuyết phục nhà sản xuất Hal B. Wallis mua lại tác quyền vở kịch vào tháng 1 năm 1942. Hai anh em Julius và Philip G. Epstein ban đầu được chỉ định viết kịch bản cho bộ phim. Đầu năm 1942, họ rời bỏ dự án để hợp tác trong Why We Fight của Frank Capra. Howard E. Koch đảm nhận kịch bản này cho tới khi anh em nhà Epsteins trở lại một tháng sau đó. Casey Robinson viết lại kịch bản trong ba tuần, nhưng không được ghi nhận. Curtiz trở thành đạo diễn của bộ phim sau khi William Wyler, lựa chọn đầu tiên của Wallis, không thể tham gia. Quá trình ghi hình chính bắt đầu từ ngày 25 tháng 5 năm 1942, kết thúc ngày 3 tháng 8; hầu hết bộ phim quay tại Warner Bros. Studios, Burbank, với chỉ một cảnh quay ở Sân bay Van Nuys, Los Angeles.
- It Happened One Night
- Giết con chim nhại
- Bay trên tổ chim cúc cu
- Chiến tranh giữa các vì sao
- Cuốn theo chiều gió
- Bố già
- Công dân Kane
- Phim
- truyền hình
- điện ảnh
- Hoa Kỳ
- Mỹ
- tác phẩm
- hay nhất
- đáng xem nhất
- thú vị nhất
- top
- hot nhất
- nghệ sĩ
- trích đoạn
- phân cảnh
- hình ảnh
- điện ảnh Mỹ
- Phim Mỹ hay nhất
- phim Mỹ đáng xem nhất
bài viết cùng người đăng