Thông báo mới! TOP SHARE

Top 10 điều nên biết trong mùa dịch Corona 2020

  • 2,290 views
  • 7 likes
  • Add Favorite
  • Be a liked
  • Báo lỗi
  • Tài trợ

by Shane T 21-03-2020

Virus corona (Hay còn có tên khác là NCOV, SAR-COV, COVID 19) khiến cả thế giới lâm vào trạng thái hoang mang. Trong khi đó, tin tức về đại dịch dường như cứ liên tu bất tận, bất kể từ nhà cho đến cơ quan, tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng cho tới những bà tám vốn chỉ bàn về con người ta. Tất cả những chuyện đó, bằng nhiều cách khác nhau, đang ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, tâm lý của tất cả chúng ta, nhất là những người sống gần vùng dịch, gần người bị cách ly, gần "Việt kiều". Trong tâm trạng lo lắng và bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo lắng rằng không biết khi nào NCOV sẽ ở gần mình, hay lo lắng không biết bây giờ nó có đang ở gần mình không. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khỏe tâm lý của chúng ta? Rất dễ hiểu là trong tình cảnh này, hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến những tin tức liên quan đến đại dịch. Tuy nhiên, với nhiều người, những thông tin dồn dập, loạn tin như vậy có thể làm các vấn đề sức khỏe tâm thần mà họ đang đối diện trở nên tồi tệ hơn. Vậy, điều cần làm bây giờ là gì? Điều cần làm bây giờ, đó là hãy ở nhà, bình tĩnh, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết chống dịch. Và sau đây là Top 10 điều nên biết trong mùa dịch Corona 2020. Hãy đọc và vui vẻ, lạc quan trong mùa dịch này các bạn nhé.

1 Hãy nắm vững kiến thức về căn bệnh này
Vote
57%

7

by Shane T 21-03-2020

Có những kiến thức cơ bản như:
- Biểu hiện của căn bệnh Corona: So sánh thời điểm bệnh nhân du lịch đến Vũ Hán với sự xuất hiện triệu chứng, các nhà khoa học ước tính thời gian ủ bệnh là 5 đến 12 ngày.

Covid-19 tiến triển khá nhanh trong cơ thể. Ngày đầu, bệnh nhân bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, đau cơ và ho khan. Một số người bị tiêu chảy hoặc buồn nôn. Triệu chứng kéo dài khoảng 2 đến 3 hôm. Đến ngày thứ 5, đa số bệnh nhân biểu hiện khó thở, đặc biệt là những người cao tuổi có bệnh nền. Theo nghiên cứu từ Đại học Vũ Hán, người bệnh thường nhập viện ở ngày thứ 7. Đến ngày thứ 8, các triệu chứng chuyển nặng (đối với khoảng 15% bệnh nhân), có hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) xảy ra khi dịch lỏng tích tụ ở phổi. ARDS dễ gây tử vong.

Con đường lây lan:
Chủng mới virus corona COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính:

– Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi).

– Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.

– Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.

– Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

2 Cách phòng tránh NCOV hiệu quả
Vote
29%

7

by Shane T 21-03-2020

Khi đã biết con đường lây lan, thì cách phòng tránh hiệu quả nhất, chính là tránh tiếp xúc với người bệnh, người nghi bị bệnh, người không biết có bị bệnh hay không :)). Đùa đấy, tuy nhiên có một vài khuyến cáo sau:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng cách. Không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng, nhất là khi đang ở ngoài. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.

– Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.

– Cần thông báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Sau đó, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

– Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín kỹ.

– Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.

– Cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh. Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng, mũi khi đang sử dụng.

– Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.

3 Không hoang mang, không hoảng loạn:
Vote
14%

7

by Shane T 21-03-2020

Không hoang mang, không hoảng loạn: Đến nay, dịch Covid-19 chưa có thuốc đặc trị, do đó, biện pháp căn bản nhất trong công tác phòng chống là tập trung nhận biết, cách ly, điều trị, thực hiện nghiêm theo quy định của ngành y tế. Dịch Covid-19 đang bùng phát, song điều quan trọng là không hoảng loạn, mất bình tĩnh.

4 Không lan truyền thông tin bịa đặt:
Vote
0%

7

by Shane T 21-03-2020

Không lan truyền thông tin bịa đặt: Vào thời điểm này, rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng đang được lan truyền trên mạng xã hội. Trong đó, các thông tin "vẽ" ra hành trình đi lại của bệnh nhân, bịa đặt số ca nhiễm bệnh, vô tình hoặc cố ý gây ra sự hoảng sợ. Bởi vậy người dân cần cảnh giác và bình tĩnh, theo dõi thông tin từ chính quyền thông qua các bản tin của các cơ quan báo chí chính thống.
Chưa kể, lan truyền bịa đặt còn bị phạt nữa đấy !

5 Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng:
Vote
0%

7

by Shane T 21-03-2020

Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng: Cần suy nghĩ và hành động một cách logic, không hoang mang, không chia sẻ các thông tin không kiểm chứng, bởi chính điều này sẽ làm rối loạn tình hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch, ảnh hưởng đến toàn xã hội.

bài viết cùng người đăng

Tears in Heaven