Phật giáo từ xưa đến nay được người dân Việt coi là tín ngưỡng được nhiều người theo. Do đó nên sự xuất hiện của các ngôi chùa ở nước ta có niên đại lên tới hàng nghìn năm. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì tín ngưỡng cũng đang dần đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Do nhiều ngôi chùa lâu đời bị tàn phá do chiến tranh và xuống cấp do thời gian nên đã được nhà nước trùng tu sữa chữa. Bạn đã biết đến những ngôi chùa này chưa, nếu chưa nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về những ngôi chùa cổ kính lâu đời ở Việt nam!
6 Chùa Thiên Bửu - Khánh Hoà
Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ "Môn" gồm Chánh điện, Đông lang, Tây lang. Chánh điện có 3 gian, bài trí tôn nghiêm. Gian giữa ngôi chánh điện đặt pho tượng Phật Thích Ca ngồi cao lớn sơn son thếp vàng, cùng nhiều tượng Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc... Gian bên trái thờ đức Quán Thế Âm Bồ Tát, gian bên phải thờ Ông, tức Quan Công. Nhà Tây thờ vị sơ Tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma, cùng bài vị của Tổ khai sơn và các vị trụ trì.
7 Chùa Ông Núi - Bình Định
Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự – một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.
Là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại Bình Định, chùa Linh Phong còn được biết đến với tên gọi là Ông Núi. Chùa Linh Phong là nơi có vị trí tuyệt đẹp, trước mặt chùa là biển, xung quanh chùa là sông. Nơi đây có không khí thanh tịnh và rất hoang sơ. Cũng vì thế mà chùa Linh Phong đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
8 Chùa Giác Lâm - Tp Hồ Chí Minh
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Giác Lâm tọa lạc tại quận Tân Bình được coi là "tổ đình" của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam nước ta. Ngoài tên chùa Giác Lâm, ngôi chùa còn được gọi bằng những tên như chùa Cẩm Sơn, chùa Sơn Can hay chùa Cẩm Đệm. Vào năm 1988, ngôi chùa cũng được công nhận là di sản văn hóa - lịch sử quốc gia. Đây là ngôi chùa hơn 270 tuổi và là một trong số ít các ngôi chùa được hầu hết toàn bộ người dân Nam bộ biết đến.
9 Chùa Hương - Hà Nội
Chùa Hương là cách nói trong dân gian. Trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Chùa nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
10 Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á,có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014.Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
bài viết cùng người đăng