Trung Quốc được biết đến là một quốc gia rộng lớn với nền văn hoá đa dạng cùng với yếu tố địa chính trị phức tạp. Để quản lý đất nước, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện phân chia các đơn vị hành chính tạo thành các đơn vị như Khu tự trị, Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, Đặc khu hành chính... Do phân chia dựa vào các yếu tố đặc thù, nên diện tích của các đơn vị hành chính này không đều, có đơn vị thì rộng hơn 1,6 triệu km vuông, có đơn vị lại chỉ khoảng 30 km vuông. Vậy, trong đó, những đơn vị cấp Tỉnh lớn nhất là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!!
1 Tỉnh Thanh Hải
Ngắm nhìn tỉnh Thanh Hải
Diện tích: khoảng 721.000 (km²)
Chiếm: 7,48%
Thanh Hải (tiếng Trung: 青海; bính âm: Qīnghǎi), là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc. Năm 2018, Thanh Hải là tỉnh đứng thứ ba mươi mốt về số dân, đứng thứ ba mươi về kinh tế Trung Quốc với 5,9 triệu dân, tương đương với Turkmenistan và GDP danh nghĩa đạt 188,5 tỉ NDT (29,9 tỉ USD) tương ứng với Estonia. Thanh Hải có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi ba đạt 47.690 NDT (tương ứng 7,207 USD).
Thanh Hải là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích lớn nhất tại Trung Quốc, tỉnh xếp thứ 4 về diện tích song lại là đơn vị hành chính cấp tỉnh ít dân thứ ba. Thanh Hải nằm chủ yếu trên cao nguyên Thanh-Tạng và là nơi sinh sống của một lượng lớn người Tạng. Người Hán chiếm đa số và sinh sống chủ yếu tại khu vực thủ phủ Tây Ninh ở phía đông bắc của tỉnh. Thanh Hải giáp với Cam Túc ở phía đông bắc, giáp với Tân Cương ở phía tây bắc, giáp với Tứ Xuyên ở phía đông nam, và giáp với khu tự trị Tây Tạng ở phía tây nam. Thanh Hải gần tương ứng với Amdo, một trong ba phân vùng truyền thống của văn hóa Tây Tạng.
2 Tỉnh Tứ Xuyên
Khám phá Thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên
Diện tích: khoảng 485.000 km²
Chiếm: 5,03%
Tứ Xuyên (tiếng Trung: 四川) là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh lị của Tứ Xuyên là Thành Đô, một trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Tây Trung Quốc. Giản xưng của Tứ Xuyên là Thục (蜀), do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là Ba Thục (巴蜀).
Năm 2018, Tứ Xuyên là tỉnh đông thứ tư về số dân, đứng thứ sáu về kinh tế Trung Quốc với 83 triệu dân, tương đương với Đức [1] và GDP đạt 4.068 tỉ NDT (615,4 tỉ USD) tương ứng với Đài Loan.
Tỉnh Tứ Xuyên có một lịch sử lâu dài, cảnh quan đẹp, sản vật phong phú, từ xưa đã được gọi là Thiên phủ chi quốc (天府之国; quốc gia của trời đất thiên phủ). Phía tây Tứ Xuyên là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như người Tạng, người Di và người Khương.
3 Tỉnh Hắc Long Giang
Tuyết ở Hắc Long Giang
Diện tích: khoảng 460.000 km²
Chiếm: 4.77%
Tỉnh Hắc Long Giang (giản thể: 黑龙江省; phồn thể: 黑龍江省; bính âm: Hēilóngjiāng Shěng) là một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc. Năm 2018, Hắc Long Giang là tỉnh đông thứ mười bảy về số dân, đứng thứ hai mươi ba về kinh tế Trung Quốc với 37,9 triệu dân, tương đương với Canada và GDP danh nghĩa đạt 1.636 tỉ NDT (247,3 tỉ USD) tương ứng với Việt Nam hay Ai Cập. Hắc Long Giang có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi bảy, đạt 43.274 NDT (tương ứng 6.539 USD)
Hắc Long Giang có nghĩa là "sông rồng đen", đây là tên tiếng Hán của sông Amur. Phiên âm tên tiếng Mãn của con sông là Sahaliyan ula (nghĩa là "sông đen"), và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của đảo Sakhalin. Giản xưng của tỉnh Hắc Long Giang là "Hắc" (黑, Hēi). Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông.
Ở phía bắc tỉnh Hắc Long Giang, sông Amur tạo thành biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nga. Tỉnh Hắc Long Giang sở hữu điểm cực bắc (tại huyện Mạc Hà dọc theo Amur) và điểm cực đông (nơi hợp lưu giữa sông Amur và sông Ussuri) của Trung Quốc. Tỉnh lị của Hắc Long Giang là Harbin (Cáp Nhĩ Tân).
4 Tỉnh Cam Túc
Du lịch Cam Túc qua màn ảnh nhỏ.
Diện tích: khoảng 454.000 km²
Chiếm: 4.71%
Cam Túc (giản thể: 甘肃; phồn thể: 甘肅; bính âm: Gānsù; Wade-Giles: Kan-su, Kansu, hoặc Kan-suh) là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Cam Túc là tỉnh đông thứ hai mươi hai về số dân, đứng thứ hai mươi bảy về kinh tế Trung Quốc với 26,372 triệu dân, tương đương với Bờ Biển Ngà và GDP danh nghĩa đạt 824,6 tỉ NDT (124,6 tỉ USD) tương ứng với Ukraina. Cam Túc có chỉ số GDP đầu người đứng thứ ba mươi mốt trong khu vực Trung Quốc đại lục, xếp hạng ba mươi ba (hạng cuối) trong danh sách các đơn vị hành chính Trung Quốc, đạt 31.336 NDT (tương ứng 4.735 USD).
Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Dân số Cam Túc là 26.372.600 người (2018), đa số là người Hán, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác sinh sống như người Hồi và người Tạng. Tỉnh lỵ là Lan Châu nằm ở phía đông nam của tỉnh.
Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng (陇/隴), cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc.
5 Tỉnh Vân Nam
Lang thang khám phá Vân Nam
Diện tích: khoảng 394.100 km²
Chiếm: 4.09%
Vân Nam (giản thể: 云南; phồn thể: 雲南; bính âm: Yúnnán) là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai và Hà Giang (Việt Nam). Năm 2018, Vân Nam là tỉnh đông thứ mười hai về số dân, đứng thứ ba mươi về kinh tế Trung Quốc với 48 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc[1] và GDP danh nghĩa đạt 1.788 tỉ NDT (270,2 tỉ USD) tương ứng với Phần Lan.[2] Vân Nam có chỉ số GDP đầu người xếp thứ ba mươi Trung Quốc, đạt 37.160 NDT (tương ứng với 5.612 USD).[3]
Vân Nam có diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.
Previous post
next post
bài viết cùng người đăng