Những quy tắc ứng xử đúng mực và có văn hóa trong bữa ăn quan trọng với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác. Dù bạn là người trẻ hay bậc cao niên thì đều phải tuân theo những quy tắc này. Bởi vì nó là văn hoá của người Việt mình từ xa xưa cho đến nay. Điều này thể hiện một thái độ tôn trọng với những người xung quanh và tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và lối sống. Cách hành xử của đa phần giới trẻ chúng ta ngày nay “kém văn minh” rất nhiều so với các tiêu chuẩn trong quá khứ. Để thể hiện mình là một người lịch sự, có văn hoá và lễ nghĩa trong mắt người xung quanh, chúng ta phải biết hành xử một cách đúng mực. Đặc biệt là trên bàn ăn. Có những điều đơn giản mà chúng ta phạm phải, sẽ gây mất điểm trước người lớn ngay. Cùng tìm hiểu những quy tắc ứng xử tên bàn ăn trước khi tới nhà ra mắt bạn trai/bạn gái với gia đình nhé.
6 Không để ý tới lời ăn tiếng nói trong suốt bữa cơm
Ngày nay, chúng ta có thể vô tư trao đổi bất kì chủ đề nào khi ăn cơm từ công việc, gia đình, tình yêu đến chuyện… nhà hàng xóm.
Nhưng trước đây, các quy tắc hành xử khắt khe hơn rất nhiều. Bạn cần đảm bảo các cuộc hội thoại diễn ra thật rõ ràng và phù hợp với các giá trị đạo đức.
Mỗi người cần cân nhắc kĩ lưỡng về những lời nên nói trong suốt bữa ăn. Vì các cụ vẫn thường dạy “Trời đánh tránh miếng ăn”. Nói những lời không cần thiết hoặc gây mâu thuẫn sẽ khiến không khí bữa cơm trở nên căng thẳng. Bữa cơm nên là thời gian tụ họp và nạp năng lượng sau những giờ phút lao động mệt mỏi.
7 Uống rượu/ nước/ nói chuyện khi thức ăn còn đầy trong miệng
Bạn chắc hẳn có ít nhất một lần uống nước hoặc rượu khi thức ăn vẫn còn đầy trong miệng. Thói quen “tự nhiên” này nghe thì thấy bình thường nhưng nó thể hiện sự vội vã và không lịch sự trong cách ứng xử. Vụn thức ăn có thể bám dính trên ly nước, gây mất vệ sinh và thiếu mỹ quan.
Hơn nữa, hầu hết mọi người dùng rượu khi ăn cơm với mục đích thưởng thức. Sự kết hợp kém hợp lý giữa hỗn hợp đồ ăn và rượu sẽ làm mất đi tinh thần của cả bữa ăn.
Thói quen trò chuyện khi miệng còn đầy thức ăn là hành vi bất lịch sự và khiến người khác khó nghe rõ được nội dung bạn muốn nói. Do vậy, bạn cần ăn hết cơm rồi hãy nói điều bạn muốn ngay sau đó.
8 Các thói quen xấu khi ăn
Có một số tật xấu mà nhiều người dễ mắc phải khi ăn như vô tình có tiếng nhai chóp chép hoặc lôi son môi ra đánh vì nghĩ chỉ đánh một chút, rất nhanh gọn nên không có vấn đề gì. Ngoài ra, đôi khi bạn có thể vì lỡ gắp trúng miếng thịt mình không thích như nhiều mỡ chẳng hạn nên đã bỏ qua miếng đã gắp và gắp lại miếng khác. Tất cả những điều này đều sẽ khiến bạn bị mất điểm trầm trọng khi người khác nhìn vào.
9 Mời người lớn hơn dùng bữa
Việc chờ đợi người khác cùng ngồi vào bàn ăn trước khi đụng đũa là phép lịch sự tối thiểu. Bạn nên thực hiện điều này, không chỉ ở bên ngoài xã hội mà đối với cả những người trong gia đình. Hãy chờ đợi tất cả mọi người ngồi đông đủ rồi mới bắt đầu tiến hành việc ăn uống.
Khi làm khách, bạn không được gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chiêu đãi bữa cơm. Điều này chỉ ngoại trừ trường hợp bạn được đề nghị gắp trước vì nếu không bạn sẽ bị đánh giá là tham ăn và không tôn trọng người khác.
10 Dùng điện thoại trong bữa ăn
Ai cũng biết việc sử dụng điện thoại tại bàn ăn là hành vi không được lịch sự chút nào. Bạn nên chú tâm vào bữa ăn và những người cùng ăn chung với bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên để các vật dụng không cần thiết trên bàn ăn để tránh gây phiền hà cho người khác, ví dụ như cái túi xách hay xấp giấy tờ….
Việc sử dụng điện thoại trong khi ăn sẽ khiến những người xung quanh khó chịu, họ bị chi phối theo cuộc điện thoại của bạn. Chưa kể vừa ăn vừa nghe điện thoại hay sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, sức khỏe của bạn.
Previous post
next post