Thông báo mới! TOP SHARE

Top 5 cuốn sách cha mẹ nhất định phải đọc

  • 334 views
  • Add Favorite
  • Be a liked
  • Báo lỗi
  • Tài trợ

by Bông kem tím 07-10-2022

Gửi đến cha mẹ - những người yêu thương con cái vô điều kiện, những người sẵn sang hi sinh tất cả vì con để con có được một cuộc sống sung túc, đủ đầy.Hành trình nuôi dạy con sẽ trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ cảm xúc từ hạnh phúc, vui mừng, tức giận, ân hận... nhưng đằng sau đó luôn ẩn chứa là tình thương của cha mẹ dành cho các con. Từ khi mới sinh -> nhi đồng -> thiếu niên -> dậy thì -> trưởng thành cùng thời đại thay đổi, luôn có những điều mới lạ, cha mẹ cần bổ sung kiến thức để có thể hoà hợp và có phương pháp giáo dục con đúng đắn. Và làm sao để cha mẹ có thể hiểu, có thể biết những sở thích, những ước muốn của con thì dưới đây là một số đầu sách mà cha mẹ nên đọc để hiểu về con mình hơn.

1 Làm cha mẹ thức tỉnh
Vote
0%

by Bông kem tím 07-10-2022

  • Tác giả: Tiến sĩ Shefali Tsabary
  • Người Dịch: Khánh Thủy
  • NXB: NXB Lao Động
  • Số trang: 312

    Làm cha mẹ thức tỉnh:Khi nuôi dạy con cái, ta thường xuyên bắt gặp mình đứng trước cuộc chiến giữa lý trí và con tim, như luôn phải đi thăng bằng trên dây. Một phản ứng không phù hợp có thể làm khô héo tâm hồn con, ngược lại, một lời khen ngợi đúng lúc có thể tạo cảm hứng để con thăng hoa. Trong mỗi khoảnh khắc, ta đều phải lựa chọn xây hay phá, sưởi ấm hay làm nguội lạnh tâm hồn con trẻ.
Hầu hết phụ huynh chúng ta đều vô tình vấp vào cái bẫy của việc áp đặt mong muốn của mình lên con cái. Hệ quả là thay vì nuôi dưỡng, mối quan hệ cha mẹ - con cái lại thường xuyên bóp chết tâm hồn đứa trẻ. Đây là lý do mấu chốt tại sao hiện nay rất nhiều trẻ em lớn lên trong hoang mang và trong nhiều trường hợp để lại hậu quả bệnh lý.Điều quan trọng nhất bạn phải nhận ra khi nuôi dạy con là không phải mình đang nuôi dưỡng một "bản sao thu nhỏ", mà là một linh hồn sống động riêng biệt. Con cái không phải là vật sở hữu của ta theo bất cứ cách nào. Khi hiểu sâu sắc điều này, ta biết điều chỉnh cách nuôi dưỡng con theo nhu cầu của con, chứ không nhào nặn con cho vừa với nhu cầu của ta.Làm cha mẹ tỉnh thức được viết ra với mong muốn độc giả, những người ngày ngày vật lộn với thiên chức làm cha mẹ - đặc biệt là những bậc phụ huynh đang có con ở tuổi vị thành niên, tìm thấy phao cứu sinh của mình.Và không bao giờ là muộn ngay cả đối với những phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc gần gũi với con ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tất nhiên, nếu bạn có con nhỏ hơn thì việc thiết lập nền tảng vững chắc càng sớm càng mang lại nhiều lợi ích.

"Trong cuốn sách này, với những thuật ngữ đơn giản, đời thường nhất, Tiến sĩ Shefali Tsabary đề cập đến vai trò lớn lao của sự đồng cảm và phương pháp nuôi dưỡng nó thông qua mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái."

2 kỷ luật mềm trong gia đình
Vote
0%

by Bông kem tím 07-10-2022

  1. Tên Nhà Cung Cấp: Thái Hà
  2. Tác giả:  Nguyễn Thị Thu
  3. NXB: NXB Lao Động
  4. Năm XB:  2021
  5. Số trang:  379 

Kỷ luật mềm trong gia đình: 

Nếu ví như năng lực của một đứa trẻ là chiếc cốc, còn kiến thức là lượng nước đổ vào, thì nếu chiếc cốc càng to, trẻ sẽ càng nhận được nhiều nước sau này. Giai đoạn 0-10 tuổi là thời kì quan trọng nhất để bố mẹ nặn chiếc cốc năng lực cho con, chứ không phải đổ đầy một cốc nước. Ba trụ cột quan trọng để xây dựng nền móng vững chắc cho sự trưởng thành của con sau này: Nuôi dưỡng những năng lực sống và chú trọng bồi đắp những phẩm chất đạo đức, hình thành những thói quen tốt.

***Nuôi dưỡng năng lực sống:

- Năng lực đầu tiên mà trẻ cần nhất ở giai đoạn đầu đời chính là nuôi dưỡng tính tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, sự tự chủ trong suy nghĩ và hành động, có khả năng suy nghĩ độc lập và bày tỏ chính kiến. Có khả năng kiểm soát hành vi của bản thân và tuân theo quy tắc nơi tập thể.

- Năng lực thứ hai chính là những kỹ năng mềm giúp trẻ kết nối với mọi người xung quanh, khả năng lắng nghe, quan sát và tự tin để sẵn sàng cho việc học tập trong môi trường tiểu học.

- Năng lực thứ ba chính là nuôi dưỡng sự tò mò và trí tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ thông qua những trải nghiệm thực tế và cách trò chuyện của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày, cùng thói quen và kỹ năng đặt câu hỏi “Vì sao”, “Con nghĩ như thế nào?, “Nếu thì”.

***Vun đắp phẩm chất: Tài năng có thể giúp con thành công, nhưng đạo đức và thói quen tốt mới là thứ giúp con có được hạnh phúc đích thực. “Kỷ luật mềm trong gia đình” sẽ nuôi dưỡng cho con những phẩm chất đạo đức như: khả năng đồng cảm-thấu cảm, khả năng biết lắng nghe người khác, trái tim bao dung và chia sẻ, vun đắp lòng biết ơn với cuộc sống, trân trọng sinh mệnh, và có trách nhiệm với bản thân và gia đình.

***Hình thành thói quen tốt: Những thói quen tốt cần được hình thành và duy trì chính là sự ngăn nắp gọn gàng, sinh hoạt có quy tắc ngủ sớm-dậy sớm-đủ giấc, yêu thích vận động, yêu thích việc đọc sách, thói quen tự giác học, biết quản lí thời gian và tiền bạc từ giai đoạn tiểu học.

3 Bố mẹ, con và trường học
Vote
0%

by Bông kem tím 07-10-2022

  1. Công ty phát hành: Thái Hà
  2. Dịch Giả: Nhữ An Lâm Đức, Nguyễn Chí Hiếu và Nguyễn Thu Thảo
  3. Số trang: 344
  4. Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động

Chúng ta có thể thấy : Gia đình và nhà trường là hai nhân vật chính trong hành trình nhào nặn nên một đứa trẻ thành Tài và thành Nhân. Con đường đó sẽ nở hoa hay là bế tắc? Đứa trẻ sẽ được nâng đỡ bởi cái bắt tay của hai nhân vật này, hay lại bị mắc kẹt giữa một “cuộc chiến triền miên”? Cuốn sách này là một cây cầu vững chắc để kết nối bố mẹ với “ruột gan” của nhà trường và bức tranh rộng lớn, “sục sôi” của giáo dục và thế giới. Chỉ như vậy, bố mẹ mới có thể hiểu thấu đáo, sắc nét hơn mình nên lựa chọn, làm gì trong bối cảnh giáo dục đầy hỏa mù ngày nay, và đồng hành như thế nào với trường học để tự tin, bình an và hạnh phúc đưa đẩy đứa trẻ đến với thành công và hạnh phúc như đúng tiềm năng của chính nó.

Bố mẹ, con và trường học sẽ có ích gì cho bạn? Cuốn sách sẽ hữu ích với bạn theo ba cách. Đầu tiên, bằng cách xem xét loại hình giáo dục mà con bạn cần bây giờ và nó có liên quan gì đến vai trò làm cha mẹ của bạn. Cha mẹ thường nghĩ con cái cần kiểu giáo dục giống như mình từng thụ hưởng. Điều này phụ thuộc vào “di sản” giáo dục mà họ từng kinh qua, nhưng nói chung, điều này thường không đúng. Thế giới đang thay đổi chóng mặt đến mức giáo dục buộc phải thay đổi. Thứ hai, nhìn vào những thách thức bạn đương đầu khi giúp con thụ hưởng nền giáo dục đó. Một số thách thức liên quan đến các chính sách công cho giáo dục và một số là do chính thời đại chúng ta đang sống. Thứ ba, xem xét các lựa chọn và quyền làm cha mẹ của bạn để vượt qua những thách thức này.

4 Tuổi dậy thì nói gì với con
Vote
0%

by Bông kem tím 07-10-2022

1.Tác giả: Reiko Uchida

2.Nhà phát hành: Thái Hà

3.Số trang: 196

      Tuổi Dậy Thì Nói Gì Với Con?

Ngôn từ có một sức mạnh to lớn đối với con người. Ngay cả với con cái, mỗi lời nói của bố mẹ dù tốt hay xấu đều mang đến những ảnh hưởng vô cùng to lớn.Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, trẻ ít có thời gian gần gũi, trò chuyện với bố mẹ.Chính vì vậy mà sức nặng trong mỗi lời nói của bố mẹ với trẻ ngày càng tăng. Tuổi dậy thì là thời kỳ con có những thay đổi, trưởng thành cả về tâm lý và thân thể một cách đáng kinh ngạc. Những cô bé, cậu bé từ trước đến giờ vẫn hoàn toàn nằm trong vòng tay cha mẹ thì đến tuổi này, các con sẽ hướng đến thế giới bên ngoài, mở rộng kết giao với bạn bè và bắt đầu cảm thấy khó chịu khi gần gũi, trò chuyện với bố mẹ.

Đây chính là một giai đoạn tất yếu trong quá trình trưởng thành. Vào thời điểm này, nếu bố mẹ không kiên nhẫn lắng nghe các con mà ngược lại còn càu nhàu, quát tháo hay đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh áp đặt “là đi” thì rất dễ dẫn đến các vấn đề, như khiến trẻ cảm thấy “bố mẹ chẳng hiểu mình” và sẽ mất dần đi sự ham thích với mọi thứ hoặc cũng có thể trở nên bạo lực hơn để giải tỏa tâm trạng của bản thân. Cho dù không tạo ra những vấn đề lớn thì cũng không ít các ông bố bà mẹ đều sẽ cảm thấy phiền muộn khi nuôi con tuổi dậy thì như “con không nghe lời”, “có gọi con cũng không trả lời” hay “ngày càng biết cãi lại” Nếu coi thời thơ ấu là nền tảng cơ bản của đời người thì tuổi dậy thì là bước cơ bản để một “người lớn” tiến vào xã hội.

Trong thời gian này, các con sẽ bắt đầu rời xa bố mẹ và bước đầu có những suy nghĩ, ý kiến khác với bố mẹ. Chính vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ không nên ép buộc con cái theo ý mình mà cần phải lắng nghe ý kiến của các con, tập trung vào những lời nói từ sâu trong lòng con trẻ. Nuôi dạy con trong tuổi dậy thì có hai con đường lớn: áp đặt hoặc công nhận và đối xử với con như một “người lớn”. Cùng với sự thay đổi, trưởng thành của con, bố mẹ cũng cần phải điều chỉnh vị thế, khoảng cách của bản thân với con cái. Trong cuốn sách này, tôi sẽ tổng hợp lại những câu chuyện có thể gợi ý cho các bạn nên tiếp xúc với con như thế nào trong thời kỳ con vào tuổi dậy thì với bao rắc rối cần tháo gỡ.

Trong cuộc sống thường ngày, bố mẹ hẳn cũng muốn nói những lời giúp các con mở lòng mình hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con. Tuy nhiên, những câu nói này không đơn giản chỉ áp dụng theo các công thức như “Nói như vậy là không được” hay “Nói như vậy thì không sao” Mà đằng sau mỗi câu nói đó còn có cả cử chỉ, cách suy nghĩ và cảm nhận của bố mẹ. Thế nên, chính bản thân bố mẹ cũng cần nhìn lại cách suy nghĩ, hành vi cử chỉ của chính mình. Các chương 4, 5, 6 hy vọng sẽ giúp bạn lý giải sâu sắc hơn về điều đó.

Trong những bạn đang đọc cuốn sách này, chắc hẳn cũng có người đau đầu vì đứa con của mình đang bước vào tuổi dậy thì. Bởi lẽ đó, có những người coi đây là cọng rơm cứu mạng trong mối quan hệ giữa mình và con cái. Tuy nhiên, đây không phải là một cuốn sổ tay hướng dẫn đưa ra các phương thuốc hay các cách giải quyết đặc biệt nào cả.Dù là bác sĩ vĩ đại đến đâu, nhà tâm lý học, nhà giáo dục ưu tú đến mức nào cũng không thể mang lại cho bạn chính xác câu trả lời mà bạn cần. Bởi câu trả lời nằm ngay trong chính tâm hồn của bạn. Câu trả lời nằm trong cuộc sống thường ngày của bạn.

Cuốn sách Tuổi dậy thì nói gì với con giúp các cha mẹ hiểu được rằng, nuôi con không chỉ cần tri thức hay một phương pháp, mà nuôi con cần hơn hết chính là tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ.

5 Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật
Vote
100%

by Bông kem tím 07-10-2022

1.Công ty phát hành: Thái Hà

2.Tác giả: Dr. C. L. Claridge

3.Ngày xuất bản: 11-2018

4.Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động

5. Số trang: 327

     Đức Phật đã dạy “Gia đình là nơi tâm trí này sống với tâm trí khác. Nếu chúng yêu thương nhau thì ngôi nhà sẽ đẹp như một vườn hoa. Ngược lại, nếu chúng bất hòa thì sẽ như cơn bão tàn phá khu vườn.” Làm cha mẹ là một công việc khó khăn. Ba tôi từng nói với tôi rằng, dù làm gì cũng sai cả. Lúc đó tôi còn là một thiếu niên, nên ông nói vậy cũng chẳng lấy gì làm lạ, nhưng cho dù ông nghĩ mình đã mắc sai lầm gì đi nữa thì ông chắc hẳn cũng đã làm đúng một điều nào đó. Ngày nay, anh chị em chúng tôi rất yêu thương nhau. Ba mẹ tôi đã đặt nền móng cho điều này từ khi chúng tôi còn nhỏ. Nhưng không phải họ là những ông bố bà mẹ hoàn hảo, mà cả hai vừa khiến tôi khó chịu vừa khiến tôi dễ chịu. Có rất nhiều sách về nuôi dạy con, nhưng gần như không có cuốn nào dựa trên nền tảng nguyên lý Phật giáo. Phật giáo, suy cho cùng, là về quy luật nhân quả. Nếu chúng ta làm điều thiện, kết quả mang lại sẽ tốt đẹp. Đó là một triết lý lạc quan trong đó chúng ta có thể loại trừ hoàn toàn được sự vô minh (thiếu hiểu biết) và từ đó là toàn bộ khổ đau nữa. Màu sắc bìa và chất lượng giấy thay đổi tùy đợt nhập hàng

Để thấu hiểu con và luôn đồng hành cùng con thì ba mẹ cần có những hiểu biết. Và trên đây là một số cuốn sách sẽ giúp cho ba mẹ làm được điều đó. Hi vọng những cuốn sách trên sẽ phần nào giúp được cho các bậc làm cha làm mẹ. Xin cảm ơn!

Tears in Heaven