Thông báo mới! TOP SHARE

Bài văn chi tiết phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu số 7

Top 7 trong Top 10 bài văn chi tiết nhất phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

2

by Chanh 30-10-2023

“Truyện Lục Vân Tiên” là một trong những truyện thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Đến với đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, người đọc sẽ không thể quên được hình ảnh một Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm và trọng nghĩa khí.

Đoạn trích trên nằm ở phần mở đầu của truyện. Vân Tiên đang trên đường về thăm cha mẹ thì gặp bọn cướp đang hoành hành, vốn bản tính trượng nghĩa, chàng chẳng thể dung tha:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Hình ảnh “bẻ cây làm gậy” cho thấy sự nhanh trí của Lục Vân Tiên khi đối đầu với bọn cướp. Lời kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” đã cho thấy bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, đây không phải là hành vi đánh lén. Trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt. Nhưng Lục Vân Tiên khi tung hoành được so sánh với người anh hùng Triệu Tử. Kết quả cuối cùng là bọn cướp “bốn phía vỡ tan”, “quăng gươm giáo để tìm đường trốn chạy” còn thủ lĩnh của bọn chúng là Phong Lai thì chẳng kịp trở tay. Như vậy, ở đây Lục Vân Tiên hiện lên như một dũng tướng tài ba đang trừ hại cho nhân dân.

Sau khi đánh tan bọn cướp, chàng nghe thấy tiếng khóc ở trong xe thì liền đến ân cần hỏi han: “Ai than khóc ở trong xe này?”. Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”. Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp. Hành động tiếp theo của chàng lại thật đàng hoàng, chuẩn mực:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Sau đó, Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường. Có thể thấy, từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến. Đặc biệt, khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý muốn Vân Tiên đến gặp cha cùng nàng để cảm tạ ơn cứu mạng, chàng đã từ chối với phương châm:

Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Đối với chàng - một đáng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Đó là một phương châm sống cao đẹp của bậc trượng phu.

Tóm lại, qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình ảnh Lục Vân Tiên nhằm thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời đầy cao đẹp của ông.

Tears in Heaven